Sự nghiệp chính trị Emmanuel_Macron

Macron lúc làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, năm 2014

Macron là một thành viên của Đảng Xã hội Pháp (PS) từ năm 2006 đến năm 2009. Từ năm 2012 đến năm 2014, ông giữ chức Phó tổng thư ký của điện Élysée, một vai trò cao cấp trong đội ngũ nhân viên của Tổng thống Hollande. Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số trong Nội các thứ hai của thủ tướng Valls vào ngày 26 tháng 8 năm 2014, thay thế Arnaud Montebourg.[1]

Làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Macron đi đầu trong việc thúc đẩy thông qua cải cách thuận lợi cho doanh nghiệp. Vào tháng 2 năm 2015, ông cam kết rằng chính phủ sẽ thúc đẩy thông qua cải cách bất chấp sự phản đối của quốc hội. Tuyên bố được đưa ra để đáp ứng với áp lực Ủy ban châu Âu về các mục tiêu thâm hụt công nhiều lần bỏ lỡ.

Trong năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình BFM, ông nói rằng ông đã không còn là một thành viên của PS và bây giờ là một chính trị gia độc lập.[13]

Sáng lập đảng và tranh cử tổng thống

Vào ngày 30 tháng 8 năm 2016, Macron từ chức bộ trưởng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, với dự định phát động một cuộc tranh cử của khối tự do xã hội cho chức tổng thống.[6] Điều này xảy ra ngay sau khi ông thành lập phong trào chính trị tiến bộ của riêng mình, Tiến Bước !, một đảng chính trị độc lập[14][15], vì lý do này mà ông đã bị Tổng thống Hollande khiển trách.[16]

Ngày 16 tháng 11 năm 2016, Macron chính thức tuyên bố ứng cử chức tổng thống Pháp sau khi dân chúng suy đoán nhiều tháng. Trong bài phát biểu thông báo, Macron kêu gọi một "cuộc cách mạng dân chủ" và hứa sẽ "khai thông Pháp".[17]

Trong tháng 2 năm 2017 các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, Macron sẽ đạt được trong vòng đầu tiên 21-23% số phiếu bầu và trong vòng nhì sẽ đánh bại Marine Le Pen (25-27%).[18] Tại thời điểm này, Tiến bước! có khoảng 136.000 thành viên và có được đóng góp tổng cộng 4.000.000 €.[19] Theo các nhà quan sát chính trị, chương trình của Macron được phân loại là tự do về kinh tế, tự do xã hội và ủng hộ Liên minh châu Âu.[20][21][22][23]

Cũng trong tháng 2, ông bị nhiều chỉ trích vì những tuyên bố của ông về quá khứ thực dân Pháp - Macron cho việc đô hộ của Pháp đối với Algeria trong chuyến thăm tới nước này như là một "tội ác chống lại loài người" - và mất nhiều phần trăm số phiếu trong một số cuộc thăm dò.[24] Vào ngày 22, Francois Bayrou thuộc cánh Giữa tuyên bố ủng hộ cho Macron, điều này một lần nữa làm tăng số phiếu trong các cuộc thăm dò ý kiến.[25]

Ngày 02 tháng 3 năm 2017, Macron trình bày chương trình của mình cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào ngày 07 Tháng 5 năm 2017 rằng, trong số những thứ khác, cải tổ bảo hiểm hưu trí và thất nghiệp, thêm nhiều giáo viên và cảnh sát ở các khu vực có nhiều vấn đề xã hội, dân chủ hóa Liên minh châu Âu, các tổ chức chung cho khu vực đồng Euro và các điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.[26]

Theo các thăm dò ý kiến mới nhất (đầu tháng 3) Macron lần đầu tiên trong vòng đầu qua mặt Le Pen. Theo Odoxa, Macron được 27%, Le Pen 25,5%. Ứng cử viên của đảng Bảo thủ Francois Fillon, chỉ được 19%.[27]

Macron tập hợp được rất nhiều người ủng hộ, nhận được sự tán thành từ François Bayrou của Phong trào Dân chủ, đại biểu nghị viện châu Âu Daniel Cohn-Bendit, ứng cử viên sinh thái Francois de Rugy của đảng primary of the left, và đại biểu xã hội chủ nghĩa Richard Ferrand, tổng thư ký của Tiến Bước !, cũng như nhiều người khác - nhiều người trong số họ từ đảng PS, ngoài ra còn một số đáng kể các chính trị gia trung tâm và trung hữu.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Emmanuel_Macron http://www.lesoir.be/1346811/article/actualite/uni... http://www.cosmopolis.ch/english/politics/e0016900... http://www.hebdo.ch/hebdo/cadrages/detail/social-l... http://www.bbc.com/news/39923510 http://www.bbc.com/news/world-europe-36792249 http://www.bbc.com/news/world-europe-37221446 http://www.bbc.com/news/world-europe-37994372 http://www.bfmtv.com/politique/gauche-droite-centr... http://www.bfmtv.com/politique/macron-l-honnetete-... http://www.france24.com/fr/20140827-emmanuel-macro...